BAN ỦI ĐẤT - SAN LẤP MẶT BẰNG UY TÍN

BAN ỦI ĐẤT - SAN LẤP MẶT BẰNG UY TÍN

BAN ỦI ĐẤT - SAN LẤP MẶT BẰNG UY TÍN

BAN ỦI ĐẤT - SAN LẤP MẶT BẰNG UY TÍN

BAN ỦI ĐẤT - SAN LẤP MẶT BẰNG UY TÍN
BAN ỦI ĐẤT - SAN LẤP MẶT BẰNG UY TÍN
EmailEmail: ctyhoangminhdung@gmail.com
Mạng xã hội:
facebook Tiếng việt English
Hotline
0903843674 0903843678
Địa chỉ 3/3A Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp , TP.HCM
Tiếng việt English
Dịch vụ

BAN ỦI ĐẤT - SAN LẤP MẶT BẰNG UY TÍN

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG SAN LẤP MẶT BẰNG

Quy trình giám sát thi công san lấp mặt bằng xây dựng căn cứ theo các Quy chuẩn, quy định sau đây:
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/08/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
– Tiêu chuẩn TCVN 4447:2012 – Công tác đất – Quy phạm thi công, nghiệm thu.
– Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu
– Hồ sơ thiết kế thi công hạng mục san lấp mặt bằng nhà máy.
– Các tiêu chuẩn hiện hành về giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng khác.
Tất cả công tác giám sát thi công nghiệm thu san lấp mặt bằng đều phải thực hiện đúng Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 4447:2012.

BIỆN PHÁP THI CÔNG SAN LẤP MẶT BẰNG

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH:

  • Vị trí công trình cần san lấp mặt bằng.
  • Khảo sát địa hình.
  • Lập bản vẽ thiết kế bình đồ san nền toàn khu và mô hình hóa về mặt địa hình.
  • Các chỉ tiêu thiết kế:

a1) Diện tích đất đào :                   – 55.76 (m2)

b1) Diện tích đất đắp :              17.800.84 (m2)

a2) Tổng khối lượng đất đào :         – 1.20 (m3)

b2) Tổng khối lượng đất đắp :  16.176.85 (m3)

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG:

  • San ủi mặt bằng để thi công khu phụ trợ phục vụ thi công san lấp mặt bằng
  • Bố trí mặt bằng lán trại phục vụ thi công
  • Điện nước thi công và sinh hoạt
  • Hệ thống thông tin liên lạc
  • Phương án bảo quản vật tư thiết bị tập kết trước khi thi sử dụng
  • Vệ sinh môi trường

III.CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

1. Công tác chuẩn bị thi công:
a) Liên hệ với chính quyền địa phương:

 Công tác này được triển khai ngay sau khi có lệnh khởi công. Nhà thầu sẽ tiến hành làm việc với chính quyền địa phương, thông báo trên phương tiện thông tin của địa phương, khai báo tạm trú và các vấn đề liên quan đến an ninh.

b) Chuẩn bị văn phòng và nhà ở cho công nhân:

Nhà thầu dự kiến lập khu văn phòng và nhà ở công nhân, bãi tập kết nguyên liệu, xe máy thiết bị ở gần khu vực thi công. Nhà thầu tiến hành lắp đặt khu văn phòng, nhà ở các loại dưới dạng công trình tạm đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

c) Khảo sát tuyến, xây dựng hệ thống móc phụ:

Sau khi Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng và hồ sơ mốc giới công trình, Nhà thầu sẽ tiến hành ngay các công việc sau:

  • Kiểm tra lại các mốc giới trên thực địa so với hồ sơ Chủ đầu tư giao và bản vẽ thiết kế của công trình. Nếu có mâu thuẫn, Nhà thầu sẽ kiến nghị ngay với Chủ đầu tư để kiểm tra lại.
  • Từ các mốc được giao và bản vẽ thiết kế đã được duyệt, Nhà thầu xây dựng một hệ thống mốc phụ (các mốc này sẽ được xây dựng ở bên ngoài công trình ). Các mốc sẽ được TVGS nghiệm thu và sử dụng trong suốt quá trình thi công cùng với các mốc của Chủ đầu tư bàn giao.
  • Từ các mốc phụ và mốc chính này đơn vị tiến hành xác định cọc biên của vị trí thi công và đo đạc lưới ô vuông của bãi san nền. Cọc này được làm bằng cọc tre và được đóng xuống mặt bằng hiện trạng.

d) Tập kết nhân lực và thiết bị thi công san lấp mặt bằng:

Nhân lực, thiết bị: Theo bảng thống kê kèm theo

2. Thi công đường dẫn vào khu vực san nền:
Công việc thi công đường dẫn vào khu vực san nền được triển khai thi công bằng cơ giới là chính.

Các bước thi công như sau:

  • Định vị vị trí thi công san lấp mặt bằng bằng máy toàn đạc điện tử
  • Đào bỏ lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm, tiến hành ủi gom lại thành đống, sử dụng máy đào xúc đất lên phương tiện vận chuyển và vận chuyển ra bãi thải. Tiến hành nhiệm thu lớp đất bóc hữu cơ.
  • Đắp đất nền đường dẫn theo từng lớp dày trung bình 30cm, tiến hành lu lèn đảm bảo độ chặt và triển khai thi công đến cao độ thiết kế. Thiết bị thi công là tổ hợp ô tô vận chuyển, ủi, lu rung, xe tưới nước.

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng:

  • Công tác định vị trí thi công trên thực địa được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp với thước thép để xác định và dùng cọc tre đóng xuống nền hiện trạng để đánh dấu các vị trí.

  • Sử dụng máy ủi 110CV tiến hành đào bỏ lớp đất hữu cơ đổ thành đống. Đất hữu cơ được đào bỏ hết khỏi phạm vi nền đường. Trong quá trình thi công nếu nước mặt nhiều thì phải tiến hành bơm hút cạn nước ra khỏi phạm vi thi công. Các đống đất hữu cơ này được máy đào xúc lên ôtô  tự đổ vận chuyển đến bãi thải.
  • Tiến hành nghiệm thu bóc lớp đất hữư cơ về: cao độ, kích thước hình học.
  • Đất đắp được vận chuyển đổ thành đống bằng ô tô tự đổ.
  • San gạt lớp đất bằng máy ủi (trong quá trình san gạt đất cần chú ý đến độ dốc ngang, dốc dọc của nền đường)
  • Tiến hành lu đầm lớp cát đắp đạt độ chặt. Trong quá trình lu lèn nếu độ ẩm đất đắp khô cần sử dụng xe tưới nước để tưới ẩm đất đảm bảo độ ẩm tối ưu. Quá trình trên được tiến hành lập đi lập lại và được thi công đến cao độ thiết kế. Nhà thầu sẽ bảo vệ nền đường khỏi bị hư hại bằng cách thi hành các biện pháp bảo vệ bảo đảm bề mặt nền đường luôn được giữ trong điều kiện sẵn sàng thoát nước.

IV. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG:

1. Các tiêu chuẩn quy phạm:

Công ty áp dụng các tiêu chuẩn để đảm bảo giám sát và quản lý chất lượng công trình theo yêu cầu kỹ thuật. Các quy phạm thi công và nghiệm thu sẽ được ĐVTC  áp dụng.

Các quy phạm thi công và nghiệm thu:

  • Tổ chức thi công:TCVN 4055-2012
  • Công tác đất
  • Quy phạm thi công và nghiệm thu: TCVN 4447-2012

2. Mô hình quản lý chất lượng:

Công ty có cán bộ quản lý tài liệu và các thông số kỹ thuật, chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật được dùng vào công trình. Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của bản thân người lao động, kỹ thuật hiện trường, Chỉ huy công trường của đơn vị thi công, nhằm ngăn ngừa và loại trừ hư hỏng trong mọi công đoạn thi công. Kiểm tra, giám sát chất lượng các loại vật liệu, công tác xây lắp được thực hiện cả trên hiện trường và tại một phòng thí nghiệm độc lập hợp chuẩn được chủ đầu tư và TVGS chấp thuận để đánh giá chất lượng vật liệu. Nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ (cao độ, kích thước hình học, độ chặt….) khi đạt yêu cầu mới tiến hành mời Chủ đầu tư và TVGS nghiệm thu.

3. Quản lý tiến độ thi công:

Theo tiến độ đã được Chủ đầu tư phê duyệt, Nhà thầu sẽ lập tiến độ thi công chi tiết cho hạng mục trên cơ sở đã bố trí nhân lực, vật tư, máy móc đảm bảo tiến độ đúng thời gian quy định. Hàng tuần Cty tiến hành rà soát việc thực hiện tiến độ thi công để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ đảm bảo chất lượng.

4. Lập hồ sơ pháp lý:

Các bước để chuyển giai đoạn thi công đều được tổ chức nghiệm thu giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư. Các biên bản nghiệm thu theo mẫu của Chủ đầu tư quy định. Ngoài ra Nhà thầu tổ chức ghi nhật ký thi công hàng ngày.

5. Công tác phối hợp:

Trong qúa trình thi công giữa Nhà thầu, Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư phải có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thi công (bổ sung thiết kế hoặc thay đổi thiết kế).

6. Vật liệu:

Tất cả các loại vật liệu sử dụng cho công trình phải đảm bảo đầy đủ các quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, các chứng chỉ về chất lượng của nhà sản xuất, chứng chỉ của mẫu thí nghiệm, tuân thủ theo qui định hiện hành của Nhà nước, được sự chấp thuận của TVGS và Chủ đầu tư trước khi thi công.

7. Công tác thi công san lấp mặt bằng:

Trước khi bắt đầu thi công, Nhà thầu tiến hành cắm xác định tim tuyến trên thực địa, đo trắc ngang của các mặt cắt. Nếu có sự sai khác với thiết kế thì Nhà thầu báo ngay với Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý.

 NHẬN THI CÔNG SAN LẤP MẶT BẰNG KHU VỰC TP.HCM VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN.

 

CÔNG TY TNHH TM DV HOÀNG MINH DŨNG

Hotline: 0903.843.678 (Gặp Mr.Dũng)

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách !

Facebook
Zalo
backtop